Để so sánh mạng 5G và 4G, ta cần thêm lý do tại sao mạng 5G ra đời? Mạng 5G được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về dung lượng ngày càng tăng cao sử dụng trong giải trí và công việc học tập hàng ngày, lý do thứ 2 là các dịch vụ mới yêu cầu cao hơn về chất lượng và tốc độ mạng (xe tự lái, tự động hoá, cảm biến, đo lường, cloud game, thực tế ảo). Sau đây là bảng so sánh giữa mạng 5G mới và 4G trước đây
So sánh mạng 5G với mạng 4G
Đặc điểm | MẠNG 5G | MẠNG 4G |
Tốc độ | – Theo lý thuyết tốc độ 5G có thể đạt đến 20 Gbp/s (gigabit mỗi giây) thậm chí cao hơn => Với tốc độ như thế này, người dùng có thể tải bộ phim dài 2 giờ chưa tới 10 giây. | – Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s. => Nếu tải bộ phim 2 giờ sẽ mất khoảng 7 – 8 phút. |
Độ trễ | – Độ trễ (ping) có thể xuống tới 10 ms, thậm chí là bằng không trong điều kiện hoàn hảo. => Độ trễ thấp giúp bạn chơi game đồ họa sẽ có sự phản hồi ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy độ trễ thấp hơn rất nhiều so với 4G. | – Độ trễ (ping) là khoảng 30 ms hoặc có thể cao hơn nếu trong điều kiện không tốt. => Với điều kiện mạng không tốt, bạn sẽ cảm nhận độ trễ rõ rệt trong khi chơi game hay lướt web. |
Hỗ trợ kết nối thiết bị | Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc như: Điện thoại thông minh; Máy móc hạng nặng; Mạng cảm biến sử dụng trong các tòa nhà, thành phố, nông trại; Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng => Kết nối các thiết bị cá nhân người dùng và giữa các thiết bị máy móc với nhau. Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị. | – Quá nhiều thiết bị cố gắng sử dụng mạng ở một nơi có thể gây tắc nghẽn. – Cơ sở hạ tầng mạng không thể đối phó với số lượng lớn thiết bị, dẫn đến tốc độ dữ liệu chậm hơn và thời gian trễ để tải xuống lâu hơn. => Khó kiểm soát được tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị. |
Khả năng truyền tín hiệu | Để không bị nhiễu sóng, phần mềm trong ăngten sẽ truyền tín hiệu tập trung tới các thiết bị. | Gây hao phí tài nguyên do truyền tín hiệu được phân tán xung quanh, kể cả không có thiết bị kết nối. |
Lợi ích mạng 5G mang lại
Tốc độ siêu cao: 5G cung cấp tốc độ tải xuống và tải lên dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần so với 4G. Người dùng có thể truyền tải video 4K/8k, tải file dung lượng lớn nhanh chóng so với các mạng di động thế hệ trước đó.
Độ trễ thấp: 5G có độ trễ siêu thấp (10 lần so với 4G). Ứng dụng như xe tự lái, phẫu thuật từ xa, hoặc chơi game trực tuyến, nơi yêu cầu phản hồi ngay lập tức.
Mật độ kết nối thiết bị lớn: 5G hỗ trợ kết nối hàng triệu thiết bị cùng lúc mà không bị giảm chất lượng mạng. Đây là cơ sở cho sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), khi mà hàng loạt thiết bị thông minh như cảm biến, thiết bị gia đình, và các hệ thống công nghiệp có thể kết nối đồng thời.
Ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế: 5G giúp tăng cường hiệu quả trong các lĩnh vực như y tế, sản xuất, giao thông.
Tăng cường trải nghiệm thực tế ảo (AR) và thực tế ảo tăng cường (VR): Mạng 5G tạo điều kiện cho việc phát triển các ứng dụng AR và VR với độ chi tiết cao và ứng dụng trong giáo dục, giải trí, và thương mại.
Tiết kiệm năng lượng và chi phí: 5G giúp các thiết bị IoT và cảm biến hoạt động hiệu quả hơn (redcap), giảm tiêu thụ năng lượng, kéo dài tuổi thọ pin và giảm chi phí vận hành.
Thúc đẩy các ngành công nghệ tiên tiến: 5G là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), xe tự lái, robot tự động hóa và các ứng dụng công nghệ cao khác.
Phát triển thành phố thông minh: 5G sẽ hỗ trợ các hệ thống giám sát giao thông, quản lý năng lượng, và các dịch vụ công cộng thông minh, giúp các thành phố trở nên thông minh và bền vững hơn.
Qua nội dung trên có thể giúp bạn hiểu hơn về mạng 5G. Nhà mạng Viettel sẽ Khai trương mạng 5G vào ngày 15/10/2024 nhân ngày kỷ niệm 20 năm thành lập, bạn có thể đăng ký 5G Viettel tại trang chủ để trải nghiệm dịch vụ internet di động siêu tốc độ siêu mượt mà